CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ DATECH
Danh sách nội dung [Ẩn]
Bóp băng thông là một tình trạng thường gặp đối hầu hết người dùng mạng Internet. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là khả năng download/upload bị giảm đi đáng kể so với bình thường. Vậy làm cách nào để tránh tình trạng bị bóp băng thông, hãy cùng DATECH tìm hiểu qua bài viết nhé!
Trước khi đi vào tìm hiểu khái niệm bóp băng thông là gì, DATECH nghĩ bạn nên biết sơ qua về băng thông để có hiểu biết chuyên sâu hơn.
Băng thông (bandwidth) là một thuật ngữ thường được dùng để chỉ lượng dữ liệu đi qua các thiết bị truyền dẫn đến thiết bị đầu cuối trong khoảng thời gian một giây.
Hiểu đơn giản thì bandwidth là tốc độ truyền dữ liệu của một đường truyền cụ thể như: cáp quang, cáp đồng, cáp xoắn đôi,... Do đó, bóp băng thông ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng download hoặc upload của dữ liệu.
Băng thông không còn quá xa lạ ngày nay
Trong lĩnh vực viễn thông, băng thông thường có đơn vị tính là byte/giây hay bps. Ngày nay, các máy tính hiện đại có thể sử dụng băng thông lên đến hàng triệu bps hoặc hàng tỷ bps.
Trước khi tìm hiểu bóp băng thông là gì thì các bạn nên biết có bao nhiêu loại băng thông. Có nhiều loại băng thông khác nhau, chủ yếu được chia vào 2 loại sau đây:
Băng thông được cam kết phổ biến tại Việt Nam
Khi thuật các thuật ngữ như băng thông hay bóp băng thông mới ra đời, đơn vị đo lường chủ yếu là bit trên giây (bps).
Theo thời gian, để đáp ứng tốc độ nhu cầu truyền dữ liệu với số lượng lớn, các định danh đơn vị đo băng thông mới ra đời như: Megabyte/giây, Gigabyte/giây và Terabyte/giây.
Cách đổi đơn vị đo băng thông chuẩn như sau:
Ngoài ra, trên Tbps còn có Petabyte, Exabyte và Yottabyte lần lượt gấp 10 lần đơn vị trước đó.
Xem thêm: THIẾT BỊ MẠNG LÀ GÌ? CÁCH CHỌN MUA THIẾT BỊ MẠNG PHÙ HỢP
Bóp băng thông là hiện tượng giảm thiểu tốc độ download/upload khi người dùng đang truy cập mạng vì một nguyên nhân nào đó.
Băng thông bị bóp có thể do nhà cung cấp dịch vụ (Internet Service Provider - ISP) hoặc nhân viên quản trị hệ thống mạng (Network System Administrator) với mục đích đảm bảo đường truyền mạng.
Bóp băng thông có thể do nhà cung cấp dịch vụ internet
Bóp băng thông có thể không xấu, giúp giảm tình trạng quá tải trong quá trình truyền mạng. Nhờ đó, tránh được hiện tượng mất kết nối, lag, chậm,...
Khi bandwidth thường chỉ có một số trang web hoặc địa chỉ IP nhất định bị ảnh hưởng. Do đó, các công cụ speed test sẽ không cho ra kết quả chính xác.
Ngành viễn thông đang cạnh tranh rất khốc liệt bởi sự góp mặt của các ông lớn như VIETTEL, VNPT, FPT,... Do đó, chuyện các nhà mạng bóp băng thông khách hàng của mình hầu như không thể xảy ra.
Các nhà mạng không dại bóp băng thông của khách hàng
Các nhà mạng muốn cạnh tranh với nhau để giành thị phần, nên đảm bảo trải nghiệm của khách hàng là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, với tiềm lực doanh nghiệp của các công ty viễn thông hiện nay, việc đáp ứng nhu cầu băng thông lớn không quá khó khăn.
Internet của bạn bị chậm, có thể không phải do bị bóp băng thông. Thay vào đó, một số lý do sau đây có thể là nguyên nhân:
Nhiễm virus gây hại đến dữ liệu và tốc độ đường truyền trên thiết bị
Ngoài ra, router cũng nên được xem xét bảo dưỡng định kỳ để đáp ứng nhu cầu sử dụng mạng. Liên hệ đơn vị thi công mạng LAN hoặc đơn vị phân phối thiết bị công nghệ của bạn để được hỗ trợ khắc phục.
Xem thêm: MẠNG LAN LÀ GÌ? CÔNG DỤNG CỦA MẠNG LAN MÀ BẠN NÊN BIẾT
Một số trường hợp, tình trạng bóp băng thông xảy ra với chủ đích cụ thể như: tránh nghẽn mạng, giảm lượng dữ liệu xử lý,...
Tuy nhiên, hiếm khi các nhà mạng hiện nay chủ động bóp băng thông của khách hàng. Bạn có thể kiểm tra tình trạng băng thông qua các bước sau.
Nhờ sự phát triển công nghệ hiện nay, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn công cụ để kiểm tra tốc độ mạng. DATECH có thể khuyến nghị bạn một công cụ đơn giản, dễ dàng sử dụng đó là M-lab.
Công cụ này giúp bạn đo được tốc độ download/upload rồi đưa ra kết quả. Từ đó, bạn sẽ có thể so sánh với nhà bạn xem mình có bị bóp băng thông hay không.
M-lab là tool kiểm tra băng thông đơn giản
Lưu ý: Để hạn chế ảnh hưởng đến kết quả đo tốc độ truy cập Internet, bạn nên tắt hết các tính năng, ứng dụng hoặc thao tác đang sử dụng mạng.
Nếu bạn vẫn chưa tin tưởng bởi kết quả trên và muốn kiểm tra chuyên sâu hơn để cho một kết luận chắc chắn thì việc sử dụng mạng riêng ảo (VPN) có thể là lựa chọn tốt.
Bóp băng thông thường chỉ được thực hiện trên địa chỉ IP nhất định, nên việc cài VPN có thể giúp bạn tạo IP ảo.
VPN giúp “fake” IP
Có khá nhiều công cụ VPN hiện nay như: Hotspot Shield, Express VPN, 1 click VPN,... Mỗi công cụ sẽ có các ưu, nhược điểm khác nhau, tuy nhiên, đa số đều có điểm chung là hỗ trợ cho hầu hết nền tảng phổ biến hiện nay.
Sau khi đã cài đặt và kích hoạt công cụ VPN, bạn có thể quay lại bước “Kiểm tra tốc độ mạng” ở trên để xem băng thông hiện tại như thế nào. So sánh kết quả giữa 2 lần đo không bật VPN và đã bật VPN để đưa ra kết luận.
Thông thường, công cụ VPN khi được kích hoạt sẽ làm tăng lưu lượng kết nối, dẫn đến băng thông bị hạn chế. Nếu khi bạn bật VPN tốc độ đường truyền lại lớn hơn khi tắt, khả năng cao là bạn đã bị nhà mạng bóp băng thông.
Công cụ VPN khiến băng thông bị ảnh hưởng
Nếu nguyên nhân dẫn đến tốc độ truy cập Internet của bạn bị giảm do nhà mạng bóp băng thông thì bạn sẽ không có nhiều khả năng để thay đổi. Lúc này, hãy liên hệ và trao đổi với nhà cung cấp mạng để được hỗ trợ.
Nếu kết quả không có nhiều thay đổi, lựa chọn thay đổi nhà cung cấp mạng sẽ là phương án tối ưu nhất hiện tại. Ngoài ra, nếu bạn không muốn đổi mạng, việc sử dụng VPN có thể được cân nhắc.
Nhà mạng thường sẽ không bóp băng thông của bạn quá lâu và không có chú ý. Do đó, bạn hoàn toàn có thể an tâm những thời điểm khác, tốc độ truyền internet sẽ đúng với cam kết của họ.
Như đã nói ở trên, cách tốt nhất mà bạn có thể làm, khi bị bóp băng thông là sử dụng những công cụ giúp kết nối mạng riêng ảo như VPN.
Khi kích hoạt VPN, các gói dữ liệu mạng của bạn sẽ bị mã hóa và khó để nhà mạng phát hiện. Do đó, các kỹ thuật bóp băng thông có thể không hiệu quả trên thiết bị của bạn.
VPN giúp tránh tình trạng bóp băng thông
Tuy nhiên, tình trạng bóp băng thông tại các mạng nội bộ sẽ không thể giải quyết bằng VPN do bạn không thể tự ý cài đặt hay kích hoạt chúng.
Do đó, khi muốn sử dụng Internet cho các công việc sử dụng lượng lớn băng thông, hãy cân nhắc trước khi thực hiện.
Tình trạng trễ băng thông có thể bị nhầm thành bóp băng thông do tính biểu hiện của hai thuật ngữ này tương đối giống nhau.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trễ bằng thông thường là: Cáp quang bị đứt, quá tải người dùng, thiết bị modem lỗi thời, virus,...
Do đó, tùy vào những nguyên nhân khác nhau, bạn sẽ có những phương án giải quyết cụ thể. Ví dụ khi bị nhiễm virus, bạn nên cài phần mềm diệt virus hoặc mang ra trung tâm bảo hành để được hỗ trợ.
Bóp băng thông gây ra nhiều bất tiện cho người dùng khi kết nối vào Internet. Bạn có thể sẽ phải download hoặc upload hàng giờ liền nhưng dữ liệu vẫn chưa hoàn tất.
Các nhà mạng thường không tự ý bóp băng thông khách hàng của họ để tránh ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm người dùng. Do đó, khi tốc độ Internet bị chậm hoặc gián đoạn có thể từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nếu xuất phát từ các thiết bị mạng, bạn có thể liên hệ với DATECH để được hỗ trợ nhé!