CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ DATECH
Danh sách nội dung [Ẩn]
DHCP là gì? Để biết thêm ưu, nhược điểm của DHCP là gì và cách cấu hình DHCP server, hãy cùng Datech khám phá trong bài viết dưới đây nhé!
DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol) tạm dịch là giao thức cấu hình máy chủ động. Đây là một giao thức tự động giúp quản lý, phân phối địa chỉ IP đến những thiết bị trong mạng.
DHCP là gì?
DHCP server là một máy chủ tự động cấp phát những địa chỉ IP, tạo cổng mặc định và thiết lập thông số mạng cho thiết bị khách.
DHCP server dựa trên giao thức tiêu chuẩn để trả lời cho máy khách. Đồng thời, DHCP server sẽ tự động thực hiện những thao tác nhằm đảm bảo máy khách giao tiếp đúng cách trên mạng.
Nếu bạn không có DHCP server thì quản trị mạng sẽ phải thiết lập thủ công IP tĩnh với các máy khách khi giao tiếp. Điều này sẽ dẫn đến sự phức tạp không đáng có, đặc biệt là trong những mạng lớn.
Thông thường, DHCP server sẽ gán cho mỗi máy khách một IP động. Nếu địa chỉ IP của máy khách hết hạn thì nó sẽ thay đổi.
DHCP client là máy khách dùng DHCP. Mục đích của DHCP client là thực hiện đăng ký, cập nhật thông tin về địa chỉ IP và những bản ghi DNS của máy khách đó.
Ví dụ: Nếu máy khách cần một địa chỉ IP hoặc tham số TCP/IP để thực hiện những giao tiếp trong hệ thống mạng, DHCP client sẽ tự động gửi yêu cầu xin cấp IP đến DHCP server.
Một thiết bị trong mạng là client sẽ yêu cầu server cung cấp địa chỉ IP. Sau đó, server sẽ gán một IP khả dụng cho thiết bị client để có thể giao tiếp trên mạng.
Xem thêm: Mô hình TCP/IP là gì? Chức năng của các tầng trong mô hình
Để có thể kết nối mạng, máy tính hoặc bất kỳ thiết bị mạng nào đều phải được cấu hình đúng cách. Thay vì cấu hình bằng tay cho từng thiết bị, bạn có thể sử dụng DHCP để việc gán địa chỉ IP kết nối mạng trở nên tự động và nhanh hơn nhiều lần.
Dưới đây là các ưu điểm nổi bật của DHCP mà bạn có thể tham khảo.
DHCP giúp người quản trị dễ dàng thay đổi cấu hình và những thông số của địa chỉ IP
Những thiết bị trong văn phòng cần có tần suất truy cập cao. Nếu bạn cần in 1 tập tài liệu 200 trang, cứ 10 tờ giấy phải cài đặt lại máy một lần thì sẽ rất là phiền phức.
Tương tự như việc điều khiển máy tính từ xa, sau một thời gian IP sẽ thay đổi, bạn phải cấu hình lại mọi thứ từ đầu.
Xem thêm: Thiết bị mạng là gì? Cách chọn mua thiết bị mạng phù hợp
Nhờ DHCP, việc quản trị mạng sẽ trở nên đơn giản hơn, giảm tối đa khả năng phát sinh lỗi do cấu hình thủ công. Hơn nữa, việc cấp phát IP sẽ được DHCP thực hiện tự động.
Sau khi hoàn tất và đảm bảo những điều kiện cần thiết, bạn bắt đầu cài đặt DHCP server.
Bước 1: Bấm vào icon hình Windows > gõ “Server Manager” > nhấn “Enter”.
Bước 2: Từ cửa sổ của “Server Manager” chọn “Add roles and features”.
Bước 3: Khi cửa sổ “Add roles and features” xuất hiện > chọn mục “Before you begin” > nhấn “Skip this page by default” > “Next”.
Bước 4: Trong mục “Installation Type” > chọn “Role-based or feature-based installation” > “Next”.
Bước 4. Cài đặt roles DHCP server
Bước 5: Ở mục “Server Roles” > chọn “DHCP Server”. Sau khi cài đặt xong mục “Server Roles” > chọn “Complete DHCP configuration” > “Next”.
Bước 6: Sau khi hoàn thành xác thực “DHCP Server”, chế độ cấp phát IP cho các thiết bị sẽ được bật.
Nếu bạn đã làm được đến bước này thì có lẽ bạn đã hiểu phần nào về DHCP là gì rồi đúng không? Tiếp theo chúng ta sẽ thực hiện cấu hình cấp phát IP.
Bước 1: Mở cửa sổ quản lý DHCP trong “Server Manager” > Chọn “IPv4” > “New Scope Wizard” > “Next”.
Bước 2: Tạo tên và nhập giải thích về Scope (nếu cần), sau đó điền dãy địa chỉ IP sẽ cấp phát. Nếu cần một địa chỉ IP đặc biệt để cấp phát, bạn có thể nhập trong bước tiếp theo, nếu không, bạn cứ để trống và bấm “Next”.
Bước 3: Nhập thời gian cấp phát IP cho những thiết bị để chúng có thể sử dụng. Nghĩa là một thiết bị client có thể sử dụng IP trong bao lâu thì sẽ bị thu hồi.
Bước 3. Cấu hình cấp phát IP
Bước 4: Bạn nhấn “Next” > chọn “Yes, I want to configure these options now” để thiết lập những thông tin như: DNS server, default gateway,... Client sẽ nhận những thông tin này và IP từ DHCP server.
Bước 5: Điền vào DNS server những thông tin như default, gateway của router, chọn “Yes, I want to activate this scope now” > “Next”. Như vậy, bạn có thể sử dụng Scope để cấp phát IP cho client.
Vậy là bạn đã hoàn thành các bước cài đặt DHCP server rồi đó. Sau khi đã hiểu DHCP là gì thì Datech sẽ giải đáp cho các bạn các câu hỏi thường gặp liên quan đến DHCP server nhé.
Xem thêm: Tường lửa firewall là gì? Các chức năng của firewall
IP (Internet Protocol) là địa chỉ số có trên các thiết bị kết nối mạng, được dùng để chia sẻ dữ liệu thông qua những giao thức kết nối Internet.
Binding là một tập hợp những thông tin cấu hình có ít nhất 1 địa chỉ IP, được dùng bởi 1 DHCP client. Những kết nối này được đặt dưới sự quản lý của máy chủ DHCP.
Đây là một thiết bị trung gian để hỗ trợ chuyển tiếp yêu cầu giữa DHCP client với DHCP server. Thông thường, DHCP Relay Agents được sử dụng trong những hệ thống mạng lớn và phức tạp.
DHCP Relay Agents là gì?
Để DHCP server được an toàn, bạn cần thực hiện những điều sau:
Trên đây là những thông tin cơ bản về DHCP là gì, ưu, nhược điểm của giao thức này và cách cấu hình DHCP server. Nếu bạn có nhu cầu cài đặt hệ thống máy chủ chuyên nghiệp, nhanh chóng, hãy liên hệ ngay DATECH để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng nhé.