Hướng dẫn cấu hình tạo VLAN trên Ruijie Cloud

Hướng dẫn cấu hình tạo VLAN trên Ruijie Cloud

null

VLAN là gì ?

VLAN là viết tắt của Virtual Local Area Network hay còn gọi là mạng LAN ảo. Mỗi VLAN là một miền quảng bá (Broardcast domain) được tạo bởi các switch. 

Bình thường thì router đóng vai trò tạo ra miền quảng bá. Đối với VLAN, switch cũng có thể tạo ra miền quảng bá. VLAN được tạo bằng cách thêm tag (VLAN ID) vào mỗi frame Ethernet. Tag này cho hệ thống mạng biết frame sẽ được gửi đến VLAN nào.

Chức năng của VLAN ?

  • Mục đích của VLAN là cung cấp các giao tiếp hữu ích trong mạng LAN và các thiết bị liên quan. Chia nhỏ các vùng broadcast domain, tăng khả năng liên lạc và trao đổi dữ liệu, giúp quản lý dễ dàng và thuận tiện hơn.
  • VLAN mang đến các giải pháp tối ưu mạng doanh nghiệp cho từng tổ chức. VLAN cho phép nhiều vùng LAN ảo giao tiếp với nhau như một LAN luận lý. 

Các lợi ích vủa việc sử dụng VLAN trong một mạng doanh nghiệp:

  • Giảm kích thước miền quảng bá  (broadcast domain), vlan giúp phân đoạn mạng thành broadcast domain nhỏ hơn làm giảm lưu lượng trên hệ thống mạng và cải thiện hiệu suất.
  • Tăng cường an ninh mạng, vlan giúp cách ly dữ liệu và thiết bị đăng nhập trái phép từ vlan khác khi không được cho phép.
  • Khả năng mở rộng hệ thống mạng cục bộ, khi có vlan người quản trị dễ dàng hơn khi có thêm người dùng mới hoặc thiết bị mới mà không ảnh hưởng đến hệ thống mạng đang hoạt động.
  • Cô lập lưu lượng mạng và tối ưu hóa tốc độ truyền dữ liệu trong vlan giúp cải thiệu hiệu suất mạng. 
  • Tiết kiệm chi phí: sử dụng bộ chuyển mạch thay cho bộ định tuyến để nhận và gửi dữ liệu giữa các VLAN. 
  • Quản trị đơn giản và bảo mật cao: Với việc chia nhỏ các vùng broadcast domain giúp giảm mức chịu tải của thiết bị, giảm thiểu các rủi ro như broadcast storm, tắc nghẽn và gây lo ngại về bảo mật.
  • Việc sử dụng VLAN giúp giúp phân loại người dùng, thiết bị, giảm thiểu các rủi ro xảy ra trong mạng doanh nghiệp như broadcast storm, tắc nghẽn và gây lo ngại bảo mật, tăng khả năng quản lý dễ dàng và thuận tiện.

Qua đó cho thấy VLAN là một công cụ quan trọng trong việc tối ưu hóa mạng, cung cấp tính linh hoạt và bảo mật.

VLAN có thể được dùng để phân loại các thiết bị, người dùng theo từng vùng quảng bá và cho phép các người dùng giao tiếp với nhau bình thường giữa các VLAN với nhau như một mạng LAN.

Có 5 loại VLAN bao gồm:

  • Management VLAN: sử dụng cho các lưu lượng quản lý, tăng cường khả năng bảo mật dựa trên các thông tin quản lý nhận được, hạn chế quyền truy cập.
  • Voice VLAN: Mạng này được sử dụng để mang lưu lượng thoại, duy trì băng thông và cải thiện chất lượng VoIP. Các thiết bị VoIP như IP Phone, hệ thống thoại, VoIP endpoints được quản lý bởi VLAN này, và hầu hết được ưu tiên truyền cao hơn các lưu lượng khác.
  • Native VLAN: Khái niệm được sử dụng trong hệ thống hoặc thiết bị truyền thống không hỗ trợ VLAN. đóng vai trò là mã nhận dạng chung ở các đầu đối diện của liên kết trung kế để mang lưu lượng truy cập không được gắn thẻ được tạo bởi hệ thống hoặc thiết bị được định cấu hình với Vlan gốc thông qua cổng chuyển mạch.
  • Default VLAN: VLAN mặc định cho phép các thiết bị khác nhau kết nối với nhau cho đến khi các cổng truy cập được gán các mạng khác như Voice VLAN, Management VLAN,.. , mặc định là VLAN1 và mạng này không thể được đổi tên hoặc xóa.
  • Data VLAN: chia mạng thành 2 nhóm chính là người dùng và thiết bị. Được sử dụng chủ yếu để trao đổi data giữa người dùng, thiết bị với nhau.

Các bước cấu hình VLAN có dây 

1. Click chọn  Project > Configuration > Network-Wide > Network null2. Click chọn Add  >  Add Wired VLANsnull

  • Add Wired VLANs : thêm vlan có dây 
  • Add wireless VLANs : thêm vlan không dây

3.  Xuất hiện giao diện như sau, cấu hình bước này xong sau đó click next 

null

  •  Service Remarks : Nhập mô tả VLAN, ví dụ: Office PC
  •  VLAN ID  : ID VLAN có thể được đặt thành bất kỳ giá trị nào từ 2 đến 232 và từ 234 đến 4060, ngoại trừ giá trị được sử dụng.
  •  Default Gateway  : Sau khi VLAN ID được cấu hình, giá trị của cổng mặc định hoặc mặt nạ mạng con sẽ được cập nhật tự động sau 1 giây
  •  DHCP Pool  : tùy người quản trị cấu hình 
  •  IP Segment : Tham số này chỉ khả dụng khi nhóm DHCP được bật. Khi VLAN ID được cấu hình
  • Assign IP from  : Khuyến cáo nên giữ cấu hình mặc định

4.  Xuất hiện giao diện tiếp theo wired access, sau khi cấu hình xong nhấn next 

nullnull

5. Chuyển đến giao diện tiếp theo, confirm

null

Click  Apply : Cấu hình sẽ được gửi đến cổng và bộ chuyển mạch

6.Giao diện Apply config

null

  • Check network : kiểm tra mạng 
  • Continue to add : tiếp tục thêm wired vlan mới 

Lời Kết

Trên đây là hướng dẫn cấu hình VLAN trên Ruijie Cloud.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong công việc. Nếu bạn có vấn đề gì thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ thêm.

Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo !

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ DATECH

• Địa chỉ: Số 23E4 KĐT Cầu Diễn, Tổ 7, Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

• Điện thoại: 02432012368

• Hotline: 098 115 6699

• Email: info@datech.vn

• Website: https://datech.vn