CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ DATECH
Danh sách nội dung [Ẩn]
Kiểm tra tốc độ mạng là thủ thuật khá cần thiết khi cần khắc phục các lỗi mạng chập chờn, mạng chậm mà chưa rõ nguyên nhân, hoặc khi bạn muốn check xem liệu nhà cung cấp có cung cấp tốc độ đúng với cam kết hay không. Cùng DATECH tìm hiểu về cách kiểm tra tốc độ mạng Wifi đơn giản nhất trong bài sau đây.
Khi đăng ký bất kỳ gói cước Internet nào bạn cũng sẽ được nhà cung cấp tư vấn về giá cả và tốc độ. Thông thường những người dùng phổ thông ít khi nào để ý đến tốc độ mạng của mình là bao nhiêu. Tuy nhiên việc kiểm tra tốc độ mạng là thực sự cần thiết vì sẽ có những lúc mạng Internet của nhà bạn bị chậm mà bản thân bạn không biết nguyên nhân vì sao.
Nếu biết kiểm tra tốc độ mạng bạn sẽ hiểu được vấn đề nằm ở đâu và biết cách giải quyết vấn đề sao cho nhanh nhất. Đồng thời bạn cũng có thể tự kiểm tra tốc độ mạng Wifi của mình xem thử có đúng với cam kết của nhà cung cấp hay không và đảm bảo quyền lợi cho mình khi sử dụng Internet.
Cho đến thời điểm hiện tại, Internet Speed có thể được xem là phần mềm chính xác nhất và được nhiều người sử dụng nhất tại Việt Nam do người việt xây dựng. Bạn có thể thoải mái kiểm tra về các chỉ số như download, upload, ping bằng cách truy cập vào đường link speedtest.vn/ và thực hiện kiểm tra các thông số.
Hệ thống đo tốc độ truy cập Internet Việt Nam (VNNIC Internet Speed) là sản phẩm được Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) và Cục Viễn thông xây dựng, phát triển dùng để đo tốc độ truy cập Internet Việt Nam. Đây là hệ thống đo trung lập, người dùng có thể chủ động lựa chọn điểm đo, thực hiện đo, và tự đánh giá tốc độ truy cập Internet của mình theo các tiêu chuẩn và gói cước cung cấp bởi các nhà mạng.
Kết quả đo tốc độ Internet trên VNNIC Internet Speed sẽ cho thấy các tham số:
- Tốc độ tải xuống (Download)
- Tốc độ tải lên (Upload)
- Độ trễ (Ping, Jitter)
- Giao thức kết nối Internet (IPv4/IPv6)
Ngoài các tham số về tốc độ kết nối mạng Internet, khi sử dụng ứng dụng i-Speed trên thiết bị di động người dùng sẽ còn được biết thêm các thông số kết nối khác.
Để kiểm tra tốc độ mạng Internet đặc biệt là mạng không dây Wifi, bạn cần phải biết 3 yếu tố quan trọng là tốc độ Ping, tốc độ Download và tốc độ Upload.
Ping: Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng dùng để kiểm tra tốc độ mạng wifi nhà bạn. Ping (Packet Internet Grouper) là chỉ số đo lường tổng thời gian để 1 thiết bị gửi và nhận lại gói dữ liệu chuẩn từ thiết bị khác. Nó được xem như là công cụ giúp kiểm tra tốc độ đường truyền giữa 2 thiết bị từ xa. Chỉ số Ping càng thấp càng chứng tỏ thời gian gửi dữ liệu và nhận phản hồi càng nhanh và mạng Wifi càng tốt. Mili giây (ms) là đơn vị để đo chỉ số ping. Ở Việt Nam, thông số ping được đánh giá là tốt ở mức <50ms.
Download: Đây là chỉ số biểu thị tốc độ tải xuống dữ liệu về máy tính của người dùng nhanh thế nào. Đơn vị để đo chỉ số download là Megabits mỗi giây (Mbps). Hiện nay nhà cung cấp dịch vụ Internet có nhiều gói cước với tốc độ download khác nhau. Đối với người dùng thông thường thì tốc độ 15-30 Mbps là phổ biến. Tốc độ này đủ cho nhóm từ 2 đến 5 người sử dụng. Ngoài ra, tốc độ 30-50 Mbps được xem là khá nhanh. Còn nếu tốc độ từ 50 Mbps trở lên thì được đánh giá là nhanh. Căn cứ vào tiêu chuẩn này, bạn có thể kiểm tra tốc độ download của mạng Internet nhà mình để đánh giá được chúng nhanh hay chậm và có đúng với cam kết của nhà cung cấp hay không.
Upload: Ngược lại với chỉ số Download, chỉ số Upload thể hiện tốc độ tải dữ liệu từ máy tính của người dùng lên mạng Internet. Đơn vị để đo chỉ số upload cũng là Megabits mỗi giây (Mbps). Khi tiến hành kiểm tra tốc độ mạng, bạn cũng nên để ý đến chỉ số này xem có đúng với cam kết của nhà cung cấp không nhé.
Khi tiến hành kiểm tra tốc độ mạng wifi của mình, bạn nên thực hiện nhiều lần (tối thiểu là 3 lần) và so sánh kết quả giữa các lần kiểm tra để đưa ra kết luận chính xác nhất. Nếu tất cả các lần kiểm tra đều cho thấy tốc độ mạng chậm hơn cam kết của nhà cung cấp thì bạn nên liên hệ với họ để cải thiện.
Bạn không nên kiểm tra tốc độ mạng wifi của mình vào giờ cao điểm. Giờ cao điểm thường có nhiều người truy cập Internet dẫn đến tốc độ truy cập có thể bị hạn chế và đưa ra kết quả không chính xác.
Bạn nên đứng đúng vị trí đặt mạng hoặc ở những khu vực gần Router wifi để kiểm tra tốc độ mạng chính xác nhất. Đứng sai vị trí sẽ dẫn đến kết quả không đúng.
Ngoài việc sử dụng phần mềm kiểm tra tốc độ mạng đã đề cập ở trên, bạn cũng có thể sử dụng những phương pháp dưới đây để kiểm tra tốc độ mạng cũng như tăng tốc độ mạng khi phát hiện mạng có vấn đề.
1. Điều chỉnh ăng-ten là cách làm Wifi mạnh hơn phổ biến
Router đi kèm với 2 loại ăng-ten là ăng-ten trong và ăng-ten ngoài. Nếu như có 2 ăng-ten ngoài, hãy xoay chúng vuông góc với nhau, một cái thẳng đứng và một cái nằm ngang, điều này đảm bảo cường độ tín hiệu giữa thiết bị phát Wifi và nhận là cao nhất. Cách làm wifi mạnh hơn này được nhiều người sử dụng do là cách đơn giản nhất, dễ thực hiện và thấy hiệu quả tức thì.
2. Đặt router ở nơi thích hợp
Vị trí đặt router trong nhà là một trong những điều đáng lưu tâm để có thể tăng tốc độ mạng wifi. Nếu đặt ở góc nhà thì tín hiệu có thể sẽ rất yếu ở một góc khác , do đó vị trí lắp nên chọn ở nơi thoáng đãng, gần giữa nhà càng tốt, xa các thiết bị điện tử khác. Nếu có quá nhiều cửa, tường hay các vật chắn gần router, tín hiệu sẽ bị suy giảm.
3. Thiết lập bảo mật
Việc để Wi-Fi mở sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn cũng như giảm tốc độ mạng xuống khi chia sẻ với nhiều người, hoặc ai đó xem video hay tải về một tập tin dung lượng lớn. Do đó cài đặt mật khẩu để tránh những tình trạng trên.
Đăng nhập vào bảng điều khiển router bằng cách truy cập địa chỉ IP trên trình duyệt. Ở mục Wireless chọn phương thức bảo mật WPA2, sau đó chọn cho mình một mật khẩu đủ mạnh nhưng dễ nhớ đối với mình. Đây là cách làm wifi mạnh hơn phổ biến và hầu hết được sử dụng rộng rãi. Bạn dễ dàng nhận thấy, rất hiếm có điểm phát wifi cá nhân nào lại không đặt mật khẩu cả.
4. Chọn kênh thích hợp
Nếu bạn đang sống trong một không gian có nhiều mạng Wi-Fi bao phủ nhau, hãy chọn kênh thích hợp để có được độ phủ sóng và chất lượng sóng tốt nhất. Nên thiết lập router tới kênh 1, 5, 9, 13 (đối với các nước ngoài Mỹ) hoặc 1, 6, 11 (nếu sống ở Mỹ), đồng thời cũng nên tìm hiểu các gia đình bên cạnh xem họ thiết lập kênh router thế nào để tránh trùng lặp kênh.
5. Thay đổi băng tần Wi-Fi
Có rất nhiều nhiều thiết bị như tai nghe Bluetooth, điện thoại không dây, thiết bị giám sát trẻ em, lò vi sóng, và các mạng Wi-Fi khác hoạt động ở băng tần 2,4 GHz. Tất cả các thiết bị như vậy sẽ làm giảm băng thông của mạng không dây nhà bạn nếu như cũng đặt băng tần ở 2,4GHz. Do đó, nếu có thể hãy chuyển băng tần router của bạn lên 5GHz, đồng thời tránh xa các thiết bị có băng tần phát sóng 2,4GHz cũng giúp tăng tốc độ mạng wifi nhà bạn
6. Nâng cấp router
Công nghệ internet và mạng không dây đã thay đổi rất nhiều so với thập kỉ trước, nhiều router quá cũ kĩ không còn tương thích với các công nghệ mới như 802.11n hay ac, 5GHz,...
Do đó, việc chọn cho mình một chiếc router chất lượng và phù hợp cũng là một cách để tăng tốc Wi-Fi cho nhà bạn.
7. Sử dụng bộ kết nối mạng qua điện lưới
Nếu bạn sống trong một ngôi nhà cao tầng hoặc không có cách nào để đặt router ở giữa nhà, giải pháp là hãy sử dụng bộ kết nối mạng thông qua mạng lưới (powerline network adapter).Cắm một adapter gần với router và kết nối thông qua cáp ethernet. Cắm adaper thứ 2 ở một nơi bất kì mà bạn muốn. Từ đây, bạn có thể sử dụng cáp ethernet để kết nối trực tiếp với thiết bị hoặc kết nối với cổng internet trên một chiếc router khác.
8. Sử dụng phần mềm vẽ biểu đồ phủ sóng Wi-Fi
Phần mềm này giúp bạn có thể hình dung được mức độ phủ sóng Wi-Fi trong toàn căn nhà, cũng như mức độ ảnh hưởng của các mạng Wi-Fi, từ đó có cách lắp đặt, điều chỉnh vị trí router cho phù hợp.
9. Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ
Sau cùng nếu mọi biện pháp đều không mang lại hiệu quả, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ để nhận được những lời khuyên. Nếu đồng thời sử dụng gói dịch vụ internet cùng thiết bị phần cứng cùng nhà cung cấp, họ sẽ có biện pháp nâng cấp, thay thế và khắc phục các vấn đề cho bạn.
Với sự ra đời của nhiều công cụ hỗ trợ hiện nay thì kiểm tra tốc độ mạng wifi là công việc hết sức đơn giản ai cũng có thể làm được mà không cần đến chuyên gia. Việc chăm sóc sức khỏe của hệ thống mạng Internet sẽ góp phần cải thiện công việc và cuộc sống của mỗi người. Với bài viết này, bạn đã cùng với DATECH hiểu thêm được những kiến thức về tốc độ mạng, cách kiểm tra tốc độ mạng wifi đơn giản nhất và các cách cải thiện tốc độ mạng. Sau cùng có thể giúp ích cho bạn trong việc khắc phục những sự cố mạng Internet sau này. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, đừng ngần ngại liên hệ với đội ngũ hỗ trợ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ sẵn lòng giúp đỡ và đảm bảo bạn có trải nghiệm tốt nhất.