Dây nhảy quang là gì? Các loại dây nhảy quang thông dụng

16/05/2022
Bookmark Tin tức

 

Dây nhảy quang là gì? Đây là loại dây gì và công dụng của nó như thế nào? Hãy cùng Datech tìm hiểu công dụng của loại dây này ở bài viết dưới đây nhé.

Dây nhảy quang là gì?

Đây là loại dây có tên tiếng Anh là Fiber Optic Patch Cable. Đây là một sợi cáp quang có các đầu nối sợi quang ở cả hai phía.

Các đầu nối cho phép kết nối nhanh chóng dây nhảy cáp quang với bộ chuyển mạch hoặc thiết bị viễn thông, máy tính khác.

Cáp quang là một thiết bị quan trọng trong mạng gia đình, phòng máy chủ hoặc các trung tâm dữ liệu. Dây nhảy quang có độ tin cậy, khả năng thích ứng cao và bảo mật được cải thiện hơn so với các cáp đồng thông thường. 

Dây nhảy quang là sự lựa chọn tốt nhất hiện nay

Đây là loại đây được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Các loại dây nhảy quang thông dụng hiện nay

Dây nhảy cáp quang có thể được chia thành nhiều loại khác nhau dựa vào các yếu tố sau: cấp độ cáp quang, cấu trúc, loại đầu nối, kích thước cáp,... Tuy nhiên, 3 loại sau đây được sử dụng phổ biến nhất.

Dây nhảy quang single mode (SM)

Dây nhảy cáp quang single mode là những sợi dây có màu vàng được sử dụng trong vùng hồng ngoại gần. Lõi sợi dây này có đường kính khoảng 8 - 10 micromet. Bao bọc phần lõi sợi là ống đệm lỏng có đường kính khoảng 125 micromet.

Dây nhảy single mode

Dây nhảy single mode

Dây nhảy quang multimode (MM)

Dây multimode là sợi quang có số lõi sợi nhiều hơn. Số lõi sợi dây cáp quang này thường có đường kính khoảng 50 - 62,5 micromet.

Dây multimode cũng được đặt trong các ống đệm có kích thước tương tự nhưng có màu cam. Loại dây này chủ yếu sử dụng trong tạo ảnh và chiếu sáng. 

Dây nhảy quang OM3, OM4

OM3, OM4 là những dây multimode nhưng có đặc tính kỹ thuật và cấu trúc lõi sợi cao cấp hơn.

Dây nhảy cáp quang OM3 có đường kính sợi dây khoảng 50 micromet và đáp ứng được băng thông lên đến 10gb/s, còn OM4 là 80Gb/s. Do đó, giá thành của 2 loại này cũng cao hơn những dây SM, MM thông thường.

Dây OM4 đáp ứng băng thông tối đa 80Gb/s

Dây OM4 đáp ứng băng thông tối đa 80Gb/s

Ứng dụng trong thực tế đời sống và sản xuất

Dây nhảy quang là trung gian kết nối giữa các thiết bị có cổng cắm quang và một thiết bị khác. Do đó, dây này được ứng dụng phổ biến trong các hệ thống server, kết nối các thiết bị như: switch to switch, converter to ODF, ODF to modem quang,...

Xem thêm: Switch là gì? Vai trò và chức năng của Switch

Các phương pháp đấu nối dây nhảy quang

Bạn có thể sử dụng dây nhảy quang bấm sẵn để thay cho các phương pháp đấu dây truyền thống. Tuy nhiên, một số trường hợp bạn muốn tự thực hiện có thể sử dụng một số phương pháp đấu dây sau đây.

Phương pháp hàn nhiệt

Phương pháp đấu dây này là hình thức sử dụng nhiệt độ để nung chảy đầu bấm trên sợi cáp quang. Nhiệt độ sẽ khiến sợi cáp quang chảy ra và dính kết vào nhau. Phương pháp này có hiệu quả, tỷ lệ suy hao và mức độ phản xạ thấp. Tuy nhiên, chi phí có thể bị tăng lên và đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm nhất định.

Phương pháp đấu dây hàn nhiệt

Phương pháp đấu dây hàn nhiệt

Phương pháp đấu dây mài đầu nối tiếp

Phương pháp này được sử dụng từ rất lâu nhưng vẫn được duy trì đến ngày nay, do mức độ suy hao, chi phí thấp và độ tin cậy cao. Tuy nhiên, điểm hạn chế của phương pháp này là tính phức tạp và mất nhiều gian, do phải loại bỏ keo dính trong quá trình thực hiện.

Phương pháp bấm đầu quang

Phương pháp bấm đầu quang tương đối dễ thực hiện, bạn chỉ cần tuốt và cắt sợi bằng công cụ chuyên dụng. Sau đó, bấm các đầu quang lại với nhau để khóa giữ lõi sợi. Nhược điểm của phương pháp này là độ suy hao cao và không thể tái sử dụng khi bấm đầu quang dây bị lỗi. 

Phương pháp hàn cơ học

Tương tự như phương pháp hàn nhiệt, hàn dây nhảy quang cơ học chỉ cắt, tốt đầu sợi và giữ chúng dính kết với nhau bằng mối nối cơ khí. Phương pháp này có ưu điểm là nhanh, gọn, ít sử dụng công cụ chuyên môn nhưng chi phí và độ suy hao cao hơn.

Xem thêm: Thiết bị mạng là gì? Cách chọn mua thiết bị mạng phù hợp

Lưu ý khi sử dụng dây nhảy quang

Một số lưu ý khi mua dây như:

  • Đảm bảo cấu trúc hệ thống và tính tương thích của các thiết bị kết nối dây nhảy.
  • Phân biệt dây thông qua màu sắc vỏ để có thể mua đúng loại sử dụng.
  • Dây nhảy cáp quang sử dụng phải phù hợp với chuẩn đầu vào của các loại thiết bị nhất định.
  • Kiểm tra độ suy hao của đầu cắm, tốt nhất là nhỏ hơn 0,21dB để tín hiệu được truyền ổn định. 
  • Độ bền của dây nhảy quang có thể tăng lên đôi chút nếu bạn không thường xuyên rút ra/cắm vào. 

Không rút ra thường xuyên giúp tăng độ bền dây nhảy quang

Không rút ra thường xuyên giúp tăng độ bền cho dây

Câu hỏi thường gặp

Dưới đây là 2 câu hỏi được nhiều người quan tâm khi sử dụng dây nhảy cáp quang để kết nối thiết bị.

Dây nhảy quang khác dây cáp quang ở điểm nào?

Về cơ bản, cả 2 đều có lõi sợi quang. Tuy nhiên, 2 loại dây này lại có những điểm khác nhau sau đây:

  • Dây nhảy quang: Có cấu tạo đơn giản, phù hợp với các thiết kế trong nhà. Dây này chủ yếu sử dụng trong các kết nối giữa các thiết bị với nhau.
  • Dây cáp quang: Có vỏ cứng cáp hơn do phải đi dây bên ngoài. Khoảng cách và phạm vi kết nối cáp quang rộng và xa hơn.

Tác hại khi mua dây kém chất lượng

Dây nhảy cáp quang kém chất lượng có thể làm tín hiệu truyền đi không ổn định. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi đang sử dụng nhưng kết nối bị ngắt ngang hoặc chập chờn.

Ngoài ra, các dây nhảy không đảm bảo chất lượng có thể dẫn đến các sự cố chập mạch, gây ảnh hưởng đến thiết bị đang kết nối.

Dây nhảy quang là phương thức giúp kết nối các thiết bị với nhau để truyền tín hiệu hoặc các thông tin nhất định. Có nhiều loại dây nhảy cáp quang khác nhau, bạn có thể lựa chọn dựa trên những ưu và nhược điểm nhất định của từng loại.

OM3 và OM4 là những loại dây nhảy cao cấp, giúp việc kết nối được ổn định nhưng có giá thành cao hơn. Nếu có nhu cầu biết thêm thông tin về các sản phẩm công nghệ khác, bạn có thể liên hệ với DATECH để được tư vấn nhé!