WLAN là gì? Các câu hỏi thường gặp về mạng WLAN bạn nên biết

31/03/2022
Bookmark Tin tức

WLAN là gì? Mạng WLAN là một trong những mạng cục bộ khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ khái niệm, cấu tạo, ưu và nhược điểm, các mô hình mạng WLAN. Trong bài viết này Datech sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến Wlan nhé.

 WLAN là gì?

 

Mạng WLAN là gì?
Mạng WLAN là gì?

WLAN là viết tắt của hệ thống mạng nào? WLAN là viết tắt từ tiếng Anh: Wireless Local Area Network. WLAN là mạng cho phép hai hay nhiều thiết bị kết nối với nhau bằng một giao thức chuẩn mà không cần những kết nối bằng dây mạng (cable).

Ngoại trừ việc dây cáp được thay thế bằng sóng vô tuyến, mạng WLAN vẫn tuân thủ tất cả các quy trình và tiêu chuẩn cơ bản giống như mạng có dây.

Với mạng WLAN, kết nối Internet của bạn luôn được đảm bảo và bạn có thể di chuyển thiết bị đang sử dụng mạng WLAN nhưng không được rời khỏi khu vực phủ sóng.

Các ứng dụng của mạng WLAN là gì?

Datech đã giới thiệu cho bạn xong khái niệm mạng Wlan là gì. Còn đối với mạng WLAN có ứng dụng gì thì hãy theo dõi các ứng dụng phổ biến trong các trường hợp như:

  • Phát tín hiệu kết nối Internet giữa các tòa nhà cách xa nhau.
  • Cho phép truy cập mạng Internet ở những nơi khó lắp đặt đường dây.
  • Sử dụng trong văn phòng nhỏ, trường học, bệnh viện, nhà máy, nhà kho.
  • Sử dụng trong trường hợp cần thiết lập mạng trong thời gian ngắn.
  • Cho phép truy cập mạng ở nơi công cộng như: bến xe, quán cà phê, sân bay,…

Ưu và nhược điểm của mạng WLAN là gì?

Ưu điểm của mạng WLAN là gì?

Ưu điểm của mạng WLAN là gì?
Ưu điểm của mạng WLAN là gì?

Ưu điểm của mạng WLAN gồm:

  • Mạng WLAN cho phép kết nối không giới hạn thiết bị.
  • Cho phép kết nối và truy cập Internet ở bất kỳ nơi đâu.
  • Cài đặt hệ thống mạng WLAN khá nhanh và đơn giản, không cần phải kéo dây đến các vị trí khác.
  • Cấu hình dễ thay đổi từ mạng độc lập với số lượng người dùng ít đến các mạng cơ sở hạ tầng lên đến hàng nghìn người sử dụng.
  • Tính năng mở rộng dung lượng có thể đáp ứng tốt nếu có sự gia tăng lớn về số lượng truy cập.

Nhược điểm của mạng WLAN là gì?

Nhược điểm của mạng WLAN gồm:

  • Mạng không dây có thể bị hacker tấn công rất dễ dàng.
  • Phạm vi hoạt động của mạng không dây hạn chế nên chỉ phù hợp với không gian nhỏ.
  • Sóng dễ bị nhiễu và tốc độ kết nối mạnh, yếu thất thường, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng Internet.
  • Đôi khi tốc độ chậm hơn so với mạng có dây.
  • Mạng không dây dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết hoặc những thiết bị khác.

Xem thêm: Mô hình TCP/IP là gì? Chức năng của các tầng trong mô hình

Các mô hình của mạng WLAN

Mô hình mạng WLAN độc lập IBSS

Mô hình mạng WLAN độc lập IBSS

Mô hình mạng WLAN độc lập IBSS

Sau khi đã biết được ưu và nhược điểm của WLAN là gì thì tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về các mô hình của mạng WLAN nhé. Mô hình mạng độc lập gồm các nút di động (các máy tính kết nối mạng) tập trung lại tại một không gian nhỏ để hình thành kết nối ngang cấp. Các máy tính kết nối mạng có thể trao đổi thông tin với nhau mà không cần quản trị mạng.

Mô hình mạng WLAN cơ sở BSS

Mô hình mạng WLAN cơ sở BSS
Mô hình mạng WLAN cơ sở BSS

 

WLAN cơ sở BSS là mô hình rất phổ biến hiện nay, gồm các điểm truy cập AP (Access Point cung cấp cho máy khách điểm truy cập vào mạng) được gắn với mạng đường trục hữu tuyến, cho phép giao tiếp với các thiết bị di động trong vùng phủ sóng của một cell.

AP có chức năng là điều khiển cell và lưu lượng tới mạng. Các thiết bị di động sẽ không giao tiếp trực tiếp với nhau mà giao tiếp với các AP.

Mô hình mạng WLAN mở rộng ESS

 

Mô hình mạng WLAN mở rộng ESS

Mô hình mạng WLAN mở rộng ESS

ESS là một tổ hợp có nhiều BSS, nơi mà các AP kết nối với nhau để chuyển lưu lượng từ một BSS này đến một BSS khác nhằm đảm bảo sự thuận lợi trong quá trình di chuyển của các trạm giữa các BSS. Các thiết bị di động kết nối với AP hoặc có thể giao tiếp trực tiếp với nhau.

Xem thêm: THIẾT BỊ MẠNG LÀ GÌ? CÁCH CHỌN MUA THIẾT BỊ MẠNG PHÙ HỢP

Cấu tạo của mạng WLAN

Cấu trúc cơ bản của WLAN gồm:

  • Distribution System (hệ thống phân phối): Đây là một thành phần điều phối thông tin đến các Station đích.
  • Access Point: Access Point có tính năng mở rộng mạng, chuyển đổi các frame dữ liệu trong 802.11 thành các frame thông dụng để có thể sử dụng trong mạng khác.
  • Wireless Medium (tầng liên lạc vô tuyến): Chuẩn 802.11 sử dụng tần số liên lạc vô tuyến để chuyển đổi các frame dữ liệu giữa các máy trạm với nhau.
  • Station (các máy trạm): Đây là các thiết bị ngoại vi, hỗ trợ kết nối vô tuyến như: laptop, PDA, Palm…

Các thiết bị của WLAN

Điểm truy cập AP (Access Point)

AP có 3 chế độ đó là:

  • Chế độ gốc (Root mode): Đây là cấu hình có sẵn của hệ thống, được sử dụng khi AP đã kết nối với mạng có dây.
  • Chế độ cầu nối (Bridge mode): AP sẽ hoàn toàn trở thành cầu nối không dây và đa số các thiết bị AP hiện nay đều có hỗ trợ chế độ Bridge.
  • Chế độ lặp (Repeater mode): Chế độ Repeater cần có ít nhất hai thiết bị AP gồm một root AP và một AP, hoạt động như Repeater không dây. AP trong Repeater mode hoạt động như một máy khách khi kết nối với root AP.

Các thiết bị máy khách

  • Card PCI Wireless: Đây là loại card phổ biến nhất trong WLAN, kết nối các máy khách vào hệ thống mạng không dây.
  • Card PCMCIA Wireless: Loại card này thường được sử dụng cho máy tính xách tay.
  • Card USB Wireless:Nhỏ gọn, tiện lợi, dễ tháo/lắp nên được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Xem thêm: MẠNG LAN LÀ GÌ? CÔNG DỤNG CỦA MẠNG LAN MÀ BẠN NÊN BIẾT

Bảo mật mạng WLAN

Đây có lẽ là yếu tố quan trọng mà mọi người thường quan tâm khi sử dụng mạng WLAN. Sau khi đã biết mạng WLAN là gì thì việc biết về bảo mật mạng WLAN là điều rất cần thiết. Dưới đây là 3 cách bảo mật cho mạng WLAN.

  • Mã hóa kết nối bằng WPA: WPA ra đời với mục đích là để “tin tặc” không thể đọc được thông tin. Hiện nay, WPA2 đang là chuẩn được sử dụng phổ biến nhất nhưng vẫn có thể bị hack và đã sớm bị thay thế bởi WPA3.
  • Mã hóa đầu cuối bằng VPN: WPA có thể ngăn chặn truy cập bất hợp pháp từ những thiết bị ngoài mạng nhưng không thể ngăn những chủ Access Point xấu. Khi đó, cách tốt nhất là sử dụng VPN mã hóa đầu cuối để có được độ an toàn cao nhất.
  • Giới hạn khả năng truy cập: Giới hạn phạm vi phủ sóng hợp lý, tạo bộ lọc địa chỉ MAC và địa chỉ IP với các kết nối đầu vào sẽ giúp giảm thiểu các rủi ro bảo mật cho WLAN.

Sản phẩm wifi nổi bật: C9800-L-F-K9 | C9105AXI-K | U6-LR UNIFI Access Point U6 LR

Các câu hỏi thường gặp về WLAN

WLAN có phải là WiFi hay không?

WLAN có phải là WiFi hay không?
WLAN có phải là WiFi hay không?

Wi-Fi là một trong những loại WLAN. Tuy nhiên, đa số các thiết bị mạng không dây trên thị trường đều được gọi là Wi-Fi. Vì vậy, nếu không xét về mặt kỹ thuật, việc xem mạng không dây WLAN và Wi-Fi là giống nhau thì cũng không phải là vấn đề gây tranh cãi.

Mạng WLAN hoạt động có giống mạng LAN không?

Sau khi đã biết mạng WLAN là gì thì các bạn sẽ nhận ra mạng WLAN có cách thức hoạt động khá giống với mạng có dây (LAN). Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa mạng WLAN và LAN chính là cách truyền dữ liệu đi.

Mạng WLAN truyền dữ liệu bằng việc dùng một trong các giao thức Wi-Fi 802.11. Trong khi đó, dữ liệu của mạng LAN được truyền qua cáp vật lý.

Trên đây, DATECH vừa giải đáp câu hỏi “WLAN là gì?” và chia sẻ những thông tin chi tiết về loại mạng không dây phổ biến này.

Truy cập website: datech.vn để xem những sản phẩm kết nối mạng không dây chất lượng và cập nhật những kiến thức công nghệ mới nhất mỗi ngày!