Hộp phối quang ODF là gì? Cách sử dụng hộp phối quang

16/05/2022
Bookmark Tin tức

 

Các hộp phối quang (ODF) khác nhau được sử dụng rộng rãi cho các đầu nối và sợi cáp quang. Lựa chọn hộp phối quang phù hợp là “chìa khóa” để quản lý cáp hiệu quả. Vậy hộp phối quang ODF là gì? Làm thế nào để các ODF hoạt động? Lưu ý gì khi chọn mua hộp phối quang? Tất cả những vấn đề trên sẽ được giải đáp trong bài viết sau, cùng tìm hiểu nhé! 

Hộp phối quang ODF là gì? 

Hộp phối quang hay tên tiếng Anh Optical Distribution Frame là tên đầy đủ của cửa ODF. Hộp phối quang ODF trong lĩnh vực viễn thông dùng để cung cấp kết nối cáp giữa các phương tiện. ODF tích hợp kết nối cáp với đầu nối sợi quang (fiber connector), bộ chuyển đổi (adapter) và đầu sợi quang (fiber connector).

Hộp phối quang hay ODF

Hộp phối quang hay ODF

Cụ thể hơn, hộp phối quang chủ yếu được sử dụng cho các mục đích sau:

  • Kết nối sợi quang của các thiết bị đầu cuối cáp quang (the optical cable terminal).
  • Lắp đặt đầu nối quang (optical connectors).
  • Triển khai đường dẫn quang (optical paths).
  • Lưu trữ các excess pigtails thừa.
  • Bảo vệ các sợi quang (optical fibers).

Các chức năng kết nối đến cáp quang, đầu cuối, phân phối, điều phối và quản lý cáp được tập trung một bộ máy. Nhờ đó, hộp phối quang ODF có thể đảm bảo hoạt động an toàn và triển khai linh hoạt mạng cáp quang.

Cấu tạo hộp phối quang ODF 

Một hộp phối quang hoàn chỉnh gồm các thành phần sau đây:

  • Vỏ hộp phối quang (Optical distribution box): Kích thước vỏ phụ thuộc dung lượng và nhu cầu của bạn khi sử dụng.

Ví dụ: ODF dùng trong nhà có vỏ nhựa, thường phù hợp với 2, 4, 8 cổng kết nối. ODF ngoài trời có vỏ thép để đảm bảo độ bền và thường có số lượng cổng lớn như: 12, 24, 48,...

  • Khay hàn quang (Optical welding tray): Giúp chứa các mối đấu cáp quang được cố định và an toàn. 
  • Dây hàn quang Pigtail (Pigtail optical welding wire): Đây là cầu nối giữa cáp quang và thiết bị quang điện.
  • Đầu nối quang adapter (Adapter optical connector): Đây là cầu nối giữa dây nhảy quang (patchcord) với các thiết bị quang điện.
  • Vít để gắn cố định ODF lên các bề mặt như: tủ, tường,...

Hộp phối quang hoàn chỉnh

Hộp phối quang hoàn chỉnh

Hộp phối quang chứa các dây và mối hàn cáp quang bên trong. Một đầu của dây quang pigtail được đấu nối với sợi cáp quang, đầu còn lại cắm vào các adapter. Trong khi đó, dây nhảy quang được kết nối từ bộ chuyển đổi đến các thiết bị quang học. 

Tầm quan trọng của việc sử dụng ODF 

Khi không sử dụng hộp phối quang, bạn có thể gặp một số vấn đề sau đây:

  • Số lượng kết nối cáp quang bị hạn chế do chỉ có một đầu dẫn đường truyền vào.
  • Tăng chi phí bảo dưỡng, bảo trì do phải thường xuyên sửa chữa các mối hàn cáp quang.
  • Gây ảnh hưởng đến tốc độ, tính ổn định của đường truyền trong quá trình sử dụng. Đối với các doanh nghiệp lớn có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Hộp phối quang ODF được sử dụng như thế nào?

Hộp phối quang được sử dụng hiệu quả và phổ biến qua 3 cách sau đây:

  1. Hàn nối trực tiếp: Thứ tự hàn/nối dây trong hộp phân phối ODF lần lượt từ sợi cáp quang -> đầu dây nối -> cắm vào các adapter -> dây nhảy quang -> các thiết bị.
  2. Dự phòng cáp quang: Các hộp phối quang ODF dự trữ có thể thay thế trong một thời gian nhất định khi sự cố xảy ra.
  3. Phân phối cáp quang: Bố trí hộp cáp quang hợp lý bên cạnh việc gắn kết, hàn nối ODF đúng kỹ thuật giúp việc sửa chữa và mở rộng hợp phối quang dễ dàng hơn.

Sử dụng ODF trong nhà

Sử dụng ODF trong nhà

Hộp phối quang có những loại nào?

Tùy vào các mục đích, nhu cầu khác nhau, ODF có thể được chia thành nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, cấu tạo và ứng dụng là 2 yếu tố chính để phân loại hộp phối quang. Dưới đây là một số loại ODF phổ biến hiện nay.

Hộp phối quang ODF trong nhà (ODF indoor)

Dựa trên ứng dụng, ta có hộp phối quang trong nhà. Các ODF này thường được chế tạo từ nhựa hoặc kim loại để tăng độ an toàn cho các mối hàn bên trong. Các loại ODF trong nhà thường có số cổng là 2, 4, 8, 12, 16, 24, 48 và 96.

Dưới đây là một số hình ảnh hộp phối quang trong nhà:

ODF indoor mẫu 1

ODF indoor mẫu 1

ODF indoor mẫu 2

ODF indoor mẫu 2

ODF indoor mẫu 3

ODF indoor mẫu 3

Hộp phối quang ngoài trời (ODF outdoor)

Tương tự như hộp phối quang trong nhà, ODF ngoài cũng cũng có thiết kế tương tự. Tuy nhiên, chất liệu thường dùng là thép dày, thiết kế kín để bảo vệ các mối hàn, dây dẫn bên trong khỏi các yếu tố bên ngoài như: ánh sáng mặt trời, mưa, bão,... ODF này thường có số cổng kết nối là: 8, 12, 16, 36, 48, 64, 72, 96, 144, 288.

Dưới đây là một số hình ảnh ODF ngoài trời:

ODF outdoor mẫu 1

ODF outdoor mẫu 1

ODF outdoor mẫu 2

ODF outdoor mẫu 2

ODF outdoor mẫu 3

ODF outdoor mẫu 3

ODF treo tường

Dựa trên cấu tạo, hộp phân phối còn được phân loại thành ODF treo tường. Đây là loại ODF thường được sử dụng hiện nay. Hộp phối quang treo tường có thiết kế dạng hộp nhỏ được lắp vào tường và thích hợp để phân phối các sợi quang nhỏ. 

Treo tường nhỏ gọn trong không gian nhà

Treo tường nhỏ gọn trong không gian nhà

Hộp phân phối âm sàn

ODF ấm sàn có cấu trúc khép kín, các sợi quang được thiết kế cố định để đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian.

Tạo tính thẩm mỹ cao hơn

Tạo tính thẩm mỹ cao hơn

ODF gắn trên giá

Loại ODF này thường được thiết kế theo kiểu mô-đun với kết cấu vững chắc. ODF gắn trên giá đỡ có khả năng linh hoạt hơn tùy vào số lượng và thông số kỹ thuật của cáp quang. 

 

Cung cấp nhiều khả năng phát triển nhiều loại ODF trong tương lai

Lưu ý khi lựa chọn mua ODF

Việc lựa chọn hộp phối quang phù hợp không bị giới hạn bởi cấu trúc sản phẩm, nhưng ứng dụng ODF cần được xem xét kỹ lưỡng. Một số vấn đề quan trọng khi chọn mua hộp phối quang ODF như:

  • Số lượng sợi quang: Nhu cầu về ODF mật độ cao ngày càng nhiều, các hộp phối quang có 24, 48, 144 cổng được ưa chuộng. Do đó, khi lựa chọn mua ODF, bạn cần hiểu rõ nhu cầu của bản thân để tìm ra sản phẩm thích hợp.
  • Khả năng quản lý: ODF mật độ cao đòi hỏi khả năng quản lý khó hơn. Vì thế, các hộp phối quang có giao diện dễ quản lý cho các kỹ thuật viên là rất quan trọng. Các đầu nối ở phía trước và phía sau các cổng phải dễ dàng để tháo/lắp. Ngoài ra, màu sắc bộ điều hợp trên ODF phải hài hòa với mã màu của đầu nối cáp quang để tránh kết nối sai.
  • Tính linh hoạt: Hộp phối quang gắn trên giá tương đối linh hoạt trong các ứng dụng với thiết kế mô-đun. Ngoài ra, bạn có thể tăng tính linh hoạt bằng cách chọn mua các ODF có thiết kế kích thước cổng đa dạng cho các bộ điều hợp.
  • Bảo vệ: Các ODF tích hợp kết nối các sợi quang đến thiết bị quang học. Tuy nhiên, các đầu nối cáp quang rất nhạy cảm trong toàn bộ thiết bị mạng truyền dẫn và có vai trò trực tiếp đến mức độ ổn định, tin cậy của mạng. Do đó, hộp phối quang chất lượng sẽ giúp bảo vệ các kết nối quang quang trước các tác nhân gây hư hại như bụi, nước,...

Hộp phối quang giúp bảo vệ các mối hàn bên trong

Hộp phối quang giúp bảo vệ các mối hàn bên trong

>>> Xem thêm các sản phẩm, dịch vụ của DATECH tại đây nhé!

Kết luận

Hộp phân phối phù hợp có thể giúp bạn giảm thiểu chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và bảo trì hệ thống cáp quang. Ngoài ra, ODF còn giúp gia tăng độ tin cậy và tính linh hoạt của mạng cáp quang trong quá trình triển khai và bảo trì. Các sản phẩm hộp phối quang ODF mật độ cao với số cổng kết nối nhiều hơn đang là xu hướng trong ngành viễn thông.

Việc lựa chọn hộp phối quang rất quan trọng, phức tạp và đòi hỏi việc cân nhắc hai yếu tố ứng dụng và quản lý trong lâu dài. Các yếu tố như cấu trúc, số lượng sợi và khả năng bảo vệ của ODF đối với mối hàn cáp quang là những vấn đề cơ bản.

Hộp phối quang có thể đáp ứng các nhu cầu hiện tại trong mạng truyền dẫn và hứa hẹn trong việc phát triển các tác vụ quản lý cáp trong tương lai. Bài viết đã đề cập đến nhiều vấn đề xoay quanh hộp phối quang ODF, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm này, hãy liên hệ với Công ty Cổ phần Dịch vụ Công nghệ DaTECH để được hỗ trợ. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp các sản phẩm viễn thông chất lượng với giá thành phù hợp với nhu cầu của bạn.